CUỘC BÌNH CHỌN
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Minh bạch – Quản trị tốt – Phát triển bền vững

CUỘC BÌNH CHỌN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company Awards – VLCA) là sự mở rộng từ Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên, sự kiện đã đồng hành cùng với thị trường chứng khoán Việt Nam và cộng đồng các doanh nghiệp niêm yết trong suốt 10 năm (2008- 2017).

Bên cạnh nội dung đánh giá Báo cáo thường niên và Báo cáo Phát triển bền vững, Cuộc bình chọn VLCA sẽ thực hiện đánh giá sâu hơn tình hình quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết với một bộ tiêu chí riêng, qua đó khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về quản trị công ty nhằm hướng doanh nghiệp xây dựng môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng phát triển bền vững.

MỤC TIÊU CUỘC BÌNH CHỌN

Đánh giá và khuyến khích nâng cao tính chuyên nghiệp, tính minh bạch và khả năng truyền tải thông tin của Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính và Báo cáo Phát triển bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư đối với các công ty niêm yết.

XEM THÊM

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Doanh nghiệp tham gia cuộc bình chọn là những doanh nghiệp nằm trong bộ chỉ số chung VNX Allshare và được chia thành 3 nhóm: Doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn, vừa và nhỏ.

XEM THÊM

CƠ CẤU BÌNH CHỌN

Về cơ cấu bình chọn, Cuộc bình Chọn Doanh nghiệp Niêm yết (VLCA) sẽ có 03 hệ thống giải chính:
1. Báo cáo thường niên:
2. Quản trị Công ty
3. Báo cáo phát triển bền vững

XEM THÊM

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ & QUI TRÌNH TUYỂN CHỌN

1. Tiêu chí đánh giá và cơ cấu điểm cho giải Báo cáo thường niên

Tiêu chí đánh giá dựa theo quy định hiện hành về mẫu Báo cáo thường niên do Bộ Tài chính hướng dẫn (phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015.

2. Quy trình tuyển chọn Báo cáo thường niên

Tất cả các BCTN của năm tài chính 2017 đủ điều kiện tham gia bình chọn sẽ qua 02 vòng tuyển chọn (vòng Sơ khảo và Chung khảo). Kết quả BCTN đoạt giải sẽ được lấy từ điểm cao xuống thấp của mỗi nhóm vốn hóa.

Vòng sơ khảo:

  • 2 Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện chấm vòng sơ khảo cho các BCTN đáp ứng điều kiện tham gia
  • Dựa trên danh sách đề cử vào vòng chung khảo của 2 Sở Giao dịch Chứng khoán, Ban Tổ chức sẽ mời 4 công ty kiểm toán Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC để thực hiện soát xét lại kết quả sơ khảo
  • Trên cơ sở kết quả sau soát xét, Hội đồng bình chọn quyết định số BCTN vào vòng chung khảo

Vòng chung khảo:

  • Hội đồng bình chọn dựa vào kết quả chấm sơ khảo, kết quả soát xét của các công ty kiểm toán và qua thảo luận đánh giá để bình chọn ra các BCTN có số điểm cao nhất của mỗi nhóm vốn hóa để trao giải.

(*) Ghi chú: Các đơn vị có Báo cáo vào Vòng chung khảo sẽ được Ban Tổ chức thông báo và có trách nhiệm gửi bản dữ liệu điện tử về 2 Sở Giao dịch chứng khoán (dữ liệu điện tử phải có dung lượng nhỏ hơn 10MB theo định dạng .pdf hoặc .zip hoặc .rar. Trong trường hợp dung lượng dữ liệu điện tử lớn hơn 10MB thì phải nén và chia nhỏ, các mảnh chia của tập tin phải hỗ trợ tự nối thành các tệp tin gốc khi giải nén).

1.  Tiêu chí đánh giá và cơ cấu điểm cho nội dung Quản trị Công Ty

Ban Tổ chức xây dựng Bộ tiêu chí chấm điểm quản trị công ty dựa trên các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, có điều chỉnh cho phù hợp với các quy định hiện hành về quản trị công ty và tình hình thực tế của doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Quản trị công ty trên hai cấp độ:

  1. Tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về QTCT dành cho công ty đại chúng và
  2. Áp dụng các thông lệ tốt về QTCT dựa trên Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD/G20 năm 2015

Bộ tiêu chí bao gồm 4 phần sau:

  1. Quyền & Đối xử công bằng với các cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản;
  2. Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan;
  3. Công bố thông tin và minh bạch;
  4. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

2. Quy trình tuyển chọn doanh nghiệp về nội dung Quản trị Công ty

Doanh nghiệp tham gia bình chọn là những doanh nghiệp nằm trong bộ chỉ số chung VNX Allshare.

Việc đánh giá dựa trên các thông tin tin cậy mà công ty cung cấp rộng rãi ra thị trường (website công ty, website của hai Sở GDCK; website UBCKNN và Trung tâm Lưu ký chứng khoán thông qua các công bố thông tin của công ty niêm yết như báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững, Điều lệ công ty, Quy chế Quản trị công ty, tài liệu họp ĐHĐCD v.v… )

Vòng sơ khảo:

  • Bên thứ ba độc lập có kinh nghiệm về QTCT thực hiện đánh giá sơ khảo nội dung QTCT của các doanh nghiệp trên cùng một bộ tiêu chí.
  • Dựa trên danh sách đề cử vào vòng chung khảo của đơn vị chấm, Ban Tổ chức sẽ mời 4 công ty kiểm toán Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC thực hiện soát xét lại kết quả sơ khảo.
  • Trên cơ sở kết quả sau soát xét, Hội đồng bình chọn quyết định số doanh nghiệp có tình hình QTCT tốt vào vòng chung khảo.

Vòng chung khảo:

  • Hội đồng bình chọn dựa vào kết quả chấm sơ khảo, kết quả soát xét của các công ty kiểm toán và qua thảo luận đánh giá để bình chọn ra các doanh nghiệp có điểm QTCT cao nhất của mỗi nhóm vốn hóa để trao giải.

1. Tiêu chí đánh giá và cơ cấu điểm cho Báo cáo Phát triển Bền Vững

Ban Tổ chức khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mọi nỗ lực hợp lý để tổng hợp tất cả các dữ liệu trọng yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của báo cáo phát triển triển bền vững, với các tiêu chí và cơ cấu điểm như sau

 

2. Quy trình tuyển chọn Báo cáo Phát triển bền vững

Vòng sơ khảo:
Thực hiện đánh giá trên cùng bộ tiêu chí chấm BCTN, những doanh nghiệp đạt điểm sàn nội dung Môi trường & Xã hội được chọn chấm điểm Báo cáo Phát triển bền vững ở vòng chung khảo

Vòng chung khảo:
Hội đồng bình chọn Phát triển bền vững trực tiếp chấm điểm doanh nghiệp theo bảng điểm chi tiết. Các báo cáo Phát triển bền vững có số điểm cao nhất được lựa chọn để trao giải

Tập trung đánh giá chuyên sâu hơn nội dung quản trị công ty thể hiện quyết tâm của Ban Tổ chức trong việc đổi mới Cuộc bình chọn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để nâng cao tính cạnh tranh và có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường vốn khu vực và quốc tế

Ông Lê Trọng Minh

Tổng biên tập Báo Đầu tư, đồng Trưởng Ban Tổ chức

Báo cáo thường niên cũng nên là nơi để hội đồng quản trị và ban điều hành chia sẻ tâm tư, chia sẻ những khó khăn mình gặp phải trong năm, những lý do khiến công ty không đạt được kế hoạch như kỳ vọng để nhà đầu tư hiểu và thông cảm, cũng như tìm ra định hướng mới cho công ty trong tương lai. Nhìn chung lập một báo cáo thường niên không phải là một việc khó, nhưng để lập một báo cáo thường niên chất lượng thì cần đầu tư lớn về thời gian và nhân lực

Nguyễn Vũ Quang Trung

Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở GDCK TP.HCM

Một BCTN đạt chất lượng và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp trong công tác quan hệ cổ đông mà với cả thị trường chứng khoán, bởi nếu có nhiều BCTN như thế, vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam mới có thể được cải thiện trên trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Mr. Dommnic Scriven

Chủ tịch Công ty Dragon Capital

Minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết sẽ góp phần quan trọng tăng sức cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của chính doanh nghiệp và của cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về doanh nghiệp Việt Nam, họ đối mặt với rào cản rất lớn là sự hạn chế về các thông tin nền tảng của doanh nghiệp, do vậy việc công bố thông tin bằng tiếng Anh là xu hướng bắt buộc phải thực hiện, không thể lùi.

Bà Trần Anh Đào

Phó Tổng Giám Đốc Sở GDCK TP. HCM

Việc thiết yếu là doanh nghiệp cần sớm chính thức thiết lập bộ chính sách và quy trình quản lý môi trường, xã hội và quản trị cho chính hoạt động của mình, đồng thời chỉ định cụ thể nguồn nhân lực chuyên trách để chủ trì thực hiện.

Ông Phạm Nguyễn Vinh

Giám Đốc Phát triển Doanh Nghiệp Công Ty Dragon Capital

CHÚC MỪNG CÁC DOANH NGHIỆP ĐOẠT GIẢI NĂM 2022

BAN TỔ CHỨC

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ